Chính thức chuyển từ www.machvanh.com sang www.machvanh.vn và www.machvanh.net     Website đang được xây dựng và hoàn thiện.

Những người quan tâm

Theo tổ chức y tế thế giới, cứ 2 giây có một người chết về bệnh tim mạch, cứ 5 giây có một trường hợp nhồi máu cơ tim và 6 giây có một trường hợp đột quỵ (tai biến mạch máu não).

Tại Hoa Kỳ người ta thống kê rắng, bệnh mạch vành là nguyên nhân gây ra tử vong lớn nhất hàng năm tại nước này.Mỗi năm có hơn 90 nghìn người Mỹ ra đi vì bệnh này.

Tại Pháp hiện có hơn 3 triệu người bị bệnh mạch vành và mỗi năm có hơn 50 nghìn cái chết do bệnh này gây ra

Bệnh mạch vành cũng là dạng bệnh phổ biến bậc nhất của bệnh tim ở Châu Âu. Tại Châu Âu hàng triệu người bị bệnh động mạch vành và hiện bệnh mạch vành đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, gây ra hơn 17,5 triệu cái chết mỗi năm chiếm 30% số ca tử vong hàng năm. Căn bệnh này sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của con người

Tại Việt Nam, theo thống kê của Hội Tim Mạch Học Việt Nam(6/2010) thì cứ 3 người Việt Nam trưởng thành, 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch - chủ yếu là bệnh mạch vành. Nhưng hiện nay, đa số người Việt Nam – kể cả những giáo sư, tiến sĩ đi học nước ngoài về - đều thiếu hiểu biết về bệnh mạch vành và những nguy cơ to lớn do bệnh này gây ra; Nhiều người - kể cả bác sĩ - tới khi đột tử vì nhồi máu cơ tim mà vẫn không hay biết mình bị bệnh mạch vành.

Vì thế tôi lập website http://www.machvanh.com/ này nhằm cung cấp thông tin để mọi người hiểu rõ hơn về mạch vành, về bệnh mạch vành và bệnh thiếu máu lên não ( nguyên nhân gây nên nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não) , cách chữa trị và biện pháp phòng ngừa. Nhằm làm cho trái tim và khối óc của bạn ngày một khỏe mạnh hơn.

Tôi lập website này với tinh thần của của IRWIN J. POLK – Một bác sĩ, chuyên gia về hen suyễn người Mỹ- rằng : “ đối với chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, không gì thành công bằng thông tin kiến thức cho mọi người ”.

Tôi cũng muốn coi việc lập website này như một nén hương lòng gửi tới hương hồn một người, đó là cố giáo sư Tôn Thất Bách. Sinh thời anh đã giúp tôi rất nhiều trong việc nghiên cứu cấu trúc hệ tim mạch - nhất là động mạch vành; anh cũng là người nêu ý tưởng cho tôi dùng Đông y độc lập để chữa trị bệnh mạch vành và thiếu máu lên não... Với tôi anh không chỉ là người thầy mà còn là một người anh, người bạn thân tình.

Trong website này tôi cũng đăng một số đề tài mà tôi đã dày công nghiên cứu và chữa trị thành công trong mấy chục năm qua như chữa hen suyễn khỏi hẳn bằng Đông y, chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật, chữa vô sinh bằng Đông y, viên Viagra thuần Việt-quà cho quý ông và chữa bệnh Gout v.v…để phục vụ quý vị luôn thể khi ghé thăm “trang nhà” của chúng tôi.

Vì đây là những đề tài chuyên sâu và rất khó đối với y học trong nước cũng như thế giới hiện nay, nên việc trình bày của chúng tôi khó tránh khỏi thiếu sót, có điều gì chưa đầy đủ và thiếu chính xác, xin được các bậc thầy, cùng các đồng nghiệp cũng như các bệnh nhân góp ý, giúp đỡ để trang web ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn quý vị.

Báo động bệnh trường học

Đăng bởi Võ Đình Diên Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Đa số trường học hiện nay dùng loại bàn ghế có kích thước cố định
Trong thời gian qua, cả nước đã có những chủ trương tích cực để tăng cường cơ sở vật chất và đầu tư cho các trường học. Thế nhưng, có một nghịch lý là khi điều kiện càng được cải thiện thì tỷ lệ học sinh mắc các bệnh học đường càng gia tăng. Vì sao?
30,8% học sinh bị biến dạng cột sống


Tình trạng học sinh (HS) bị cong vẹo cột sống đang ở mức báo động đỏ. PGS.TS Nguyễn Đức Thu - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ Giáo dục - Đào tạo) cùng các cộng sự đã tiến hành điều tra mẫu tại 6 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở huyện Sóc Sơn và quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Kết quả có tới 30,8% HS bị biến dạng cột sống, trong đó 13,5% bị cong vẹo theo dáng chữ C thuận, 7,6% bị cong vẹo chữ C ngược, 13% hình chữ S thuận, 1,1% chữ S ngược, 6% gù, 1,3% ưỡn. Đặc biệt, tỷ lệ HS bị gù tăng dần theo cấp học. Nếu như HS tiểu học ở nội thành có 2% bị gù, thì HS THCS tăng lên 4%, THPT là 6,2%. Tỷ lệ HS bị gù ở ngoại thành cao gấp 2 lần HS nội thành. Đáng lưu ý là tình trạng HS bị cong vẹo cột sống ở cấp tiểu học khá cao: 27,1%, HS ở cấp THCS chiếm 23,8%, THPT chiếm 23,6%. Số liệu điều tra cho thấy học sinh học càng nhiều thì tỷ lệ bị cong vẹo cột sống càng cao.
Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh cột sống chính là bàn ghế học sinh. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã khẳng định: bàn ghế có kích thước không đúng, thiếu tiện nghi sẽ làm cho HS chóng mệt mỏi, ảnh hưởng tới sự tập trung tư tưởng và ngồi lâu thì dẫn đến các bệnh cận thị, cong vẹo cột sống, gù lưng... Theo khảo sát của TS Lê Anh Dũng - tác giả của công trình nghiên cứu "Hệ thống bàn ghế tương hợp" đã được Nhà nước cấp bằng độc quyền về kiểu dáng công nghiệp và giải pháp hữu ích năm 2001 thì hiện nay ở hầu hết các trường học từ phổ thông đến đại học đềâu sử dụng loại bàn ghế có kích thước cố định. Những bộ bàn ghế này ở nước ta được thiết kế và chế tạo chưa dựa trên tiêu chuẩn nào mà chủ yếu chỉ làm theo kinh nghiệm hoặc theo một mẫu nào đó sưu tầm được, do vậy nhiều học sinh phải ngồi học ở những bộ bàn ghế quá bất hợp lý với cơ thể mình.
Kết quả khảo sát ở 2 trường tiểu học Tân Mai (quận Hai Bà Trưng) và Vân Nội (huyện Đông Anh, Hà Nội) cho thấy có rất nhiều học sinh phải ngồi bàn ghế không phù hợp với kích thước cơ thể. Ông Dũng cho biết, hiện Bộ Y tế đã có quy chuẩn về bàn ghế học tập. Tuy nhiên, trong cùng một lớp học, cùng một lứa tuổi nhưng HS có chiều cao khác nhau. Nếu trong cùng một lớp mà dùng loại bàn ghế có kích thước cố định như hiện nay thì một lớp cần tới 3 loại bàn ghế, cùng một cấp tiểu học cần 5 loại bàn ghế. Ví dụ tại Trường Tiểu học Tân Mai, lớp 1 và 2 cần sử dụng 4 loại bàn ghế khác nhau, lớp 3 và 4 cần sử dụng 4 loại bàn ghế khác nhau, lớp 5 cần sử dụng 5 loại bàn ghế khác nhau...
Như vậy, hiện nay ngay tại Hà Nội (và có lẽ là trên hầu hết các tỉnh thành cả nước), hệ thống bàn ghế của HS đều không đạt tiêu chuẩn vì mỗi lớp được trang bị 1 loại, mỗi cấp 1 loại và đều là bàn ghế không điều chỉnh được. Ông Dũng nói: "Không có bàn ghế đúng thì không thể dạy học sinh ngồi đúng, dẫn đến việc thích ngồi thế nào thì ngồi". Đó là chưa nói tới những địa phương chưa đủ điều kiện vật chất.
Tuy nhiên, trang bị cho một lớp học nhiều loại bàn ghế là thiếu thực tế, do đó giải pháp mà ông Dũng đưa ra là cần phải sử dụng loại bàn ghế có thể điều chỉnh được để phù hợp với từng học sinh. Thiết nghĩ, đây là một giải pháp mà những người có trách nhiệm cần sớm xem xét.
Nhìn đâu cũng thấy... sai !
Mỗi năm một lần, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Sở Y tế TP.HCM bắt tay vào thanh kiểm tra vệ sinh y tế học đường ở tất cả các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Kết quả mới nhất làm nhiều người giật mình: 27% các trường ở TP.HCM có tỷ lệ ánh sáng phòng học không đạt, 60% sử dụng bảng đen và chữ không đúng kích thước... Đặc biệt, gần 200 trường học sử dụng bàn ghế sai quy cách, 40% học sinh ngồi học sai tư thế... Một bác sĩ của Sở Y tế phụ trách công tác y tế học đường nói: "Cứ đến trường là thấy sai, cái sai hay gặp nhất là bàn ghế học sinh. Từ những trường có tiếng ở quận nội thành mới được đầu tư trang thiết bị, cho đến một số trường đại học còn sử dụng mẫu bàn đóng liền ghế thành cặp".
Theo nghiên cứu của Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường thành phố thì việc sử dụng bàn ghế sai quy cách là một trong những nguyên nhân gây thể trạng mệt mỏi, tinh thần uể oải cho học sinh trong giờ học, kéo theo một số bệnh như vẹo cột sống, cận, viễn thị... Vị bác sĩ này khuyến cáo: "Cho dù công tác vệ sinh y tế học đường thực hiện gần 10 năm, nhưng nó chưa thực sự được quan tâm. Dù có tốn kém khi thay bàn ghế, chúng ta vẫn phải làm, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe các em".
Trong buổi làm việc với Ban Văn hóa xã hội Hội đồng Nhân dân TP, lãnh đạo phòng giáo dục một huyện ngoại thành từng than thở rằng 80% bàn ghế của đơn vị mình là sai quy cách, các khối lớp đều dùng chung một mẫu bàn ghế. Ngoài ra còn nhận hàng "viện trợ" của các trường trong nội thành nên bàn ghế có gì dùng nấy, không đồng nhất chứ nói gì đến chuẩn. Đặt vấn đề để tìm biện pháp tháo gỡ thì lãnh đạo các phòng giáo dục đều tán thành nhưng "đây là vấn đề mang tính quá trình, không thể thay đổi trong một ngày". Bà Hồng Hải - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú nói: "Từ thay đổi bàn ghế kéo theo thay đổi hàng loạt cơ sở vật chất, diện tích lớp học...".
Theo đánh giá của Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường - đơn vị trực tiếp kiểm tra các trường, đến nay mới có các quận 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận làm tốt công tác thay bàn ghế theo đúng quy cách. Thậm chí đã có trường tiểu học dân lập ở TP.HCM thuê hẳn công ty nước ngoài về đo chiều cao học sinh để thiết kế bàn ghế riêng cho từng lớp... Thế nhưng những nỗ lực này còn quá ít ỏi.
Hướng dẫn của ngành y tế về kích cỡ bàn ghế học sinh
- Bàn ghế phải rời nhau, ghế phải có thành tựa.
- Chiều cao bàn = 42% chiều cao cơ thể, chiều cao ghế = 26% chiều cao cơ thể, chiều ngang tối thiểu cho một chỗ ngồi là 0,4-0,5m.
- Kích thước cụ thể (đơn vị cm): Đối với lớp mẫu giáo (lớp lá) áp dụng loại I, II (ghế cao 27 - 30 cm, bàn cao 50 cm), lớp 1 áp dụng loại II (30, 50), lớp 2 - 3 áp dụng loại III (34, 55), lớp 4-5 áp dụng loại IV (38, 61), lớp 6-8 áp dụng loại V (44, 69), lớp 9 áp dụng loại VI (46,74), lớp 10-12 áp dụng loại VII (47, 77).
(Theo T N )

0 Nhận xét

Đăng nhận xét

Nhấp vào hình để phóng lớn.

Đại Tá Võ Đình Diên

SĐT: 0982 929658
Địa Chỉ:
-Trước đây: Tập thể 16, Ngô Quyền,Tràng Tiền, Hà Nội.
-Hiện Nay: 23A Đường 2, Khu phố 3(Làng Báo Chí), Phường Thảo Điền, Quận 2, TP Hồ Chí Minh

Email:vuan58@gmail.com

Lưu Trữ

Gọi: 0982 929 658