Chính thức chuyển từ www.machvanh.com sang www.machvanh.vn và www.machvanh.net     Website đang được xây dựng và hoàn thiện.

Những người quan tâm

Theo tổ chức y tế thế giới, cứ 2 giây có một người chết về bệnh tim mạch, cứ 5 giây có một trường hợp nhồi máu cơ tim và 6 giây có một trường hợp đột quỵ (tai biến mạch máu não).

Tại Hoa Kỳ người ta thống kê rắng, bệnh mạch vành là nguyên nhân gây ra tử vong lớn nhất hàng năm tại nước này.Mỗi năm có hơn 90 nghìn người Mỹ ra đi vì bệnh này.

Tại Pháp hiện có hơn 3 triệu người bị bệnh mạch vành và mỗi năm có hơn 50 nghìn cái chết do bệnh này gây ra

Bệnh mạch vành cũng là dạng bệnh phổ biến bậc nhất của bệnh tim ở Châu Âu. Tại Châu Âu hàng triệu người bị bệnh động mạch vành và hiện bệnh mạch vành đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, gây ra hơn 17,5 triệu cái chết mỗi năm chiếm 30% số ca tử vong hàng năm. Căn bệnh này sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của con người

Tại Việt Nam, theo thống kê của Hội Tim Mạch Học Việt Nam(6/2010) thì cứ 3 người Việt Nam trưởng thành, 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch - chủ yếu là bệnh mạch vành. Nhưng hiện nay, đa số người Việt Nam – kể cả những giáo sư, tiến sĩ đi học nước ngoài về - đều thiếu hiểu biết về bệnh mạch vành và những nguy cơ to lớn do bệnh này gây ra; Nhiều người - kể cả bác sĩ - tới khi đột tử vì nhồi máu cơ tim mà vẫn không hay biết mình bị bệnh mạch vành.

Vì thế tôi lập website http://www.machvanh.com/ này nhằm cung cấp thông tin để mọi người hiểu rõ hơn về mạch vành, về bệnh mạch vành và bệnh thiếu máu lên não ( nguyên nhân gây nên nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não) , cách chữa trị và biện pháp phòng ngừa. Nhằm làm cho trái tim và khối óc của bạn ngày một khỏe mạnh hơn.

Tôi lập website này với tinh thần của của IRWIN J. POLK – Một bác sĩ, chuyên gia về hen suyễn người Mỹ- rằng : “ đối với chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, không gì thành công bằng thông tin kiến thức cho mọi người ”.

Tôi cũng muốn coi việc lập website này như một nén hương lòng gửi tới hương hồn một người, đó là cố giáo sư Tôn Thất Bách. Sinh thời anh đã giúp tôi rất nhiều trong việc nghiên cứu cấu trúc hệ tim mạch - nhất là động mạch vành; anh cũng là người nêu ý tưởng cho tôi dùng Đông y độc lập để chữa trị bệnh mạch vành và thiếu máu lên não... Với tôi anh không chỉ là người thầy mà còn là một người anh, người bạn thân tình.

Trong website này tôi cũng đăng một số đề tài mà tôi đã dày công nghiên cứu và chữa trị thành công trong mấy chục năm qua như chữa hen suyễn khỏi hẳn bằng Đông y, chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật, chữa vô sinh bằng Đông y, viên Viagra thuần Việt-quà cho quý ông và chữa bệnh Gout v.v…để phục vụ quý vị luôn thể khi ghé thăm “trang nhà” của chúng tôi.

Vì đây là những đề tài chuyên sâu và rất khó đối với y học trong nước cũng như thế giới hiện nay, nên việc trình bày của chúng tôi khó tránh khỏi thiếu sót, có điều gì chưa đầy đủ và thiếu chính xác, xin được các bậc thầy, cùng các đồng nghiệp cũng như các bệnh nhân góp ý, giúp đỡ để trang web ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn quý vị.

Bệnh mạch vành đông tăng, hè giảm

Đăng bởi NamNguyen Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

Sự tăng giảm của bệnh mạch vành cũng tuân theo sự thay đổi nhịp thời gian. Các thống kê cho thấy, số người mắc bệnh này tăng lên vào khoảng tháng 12, tháng 1 và giảm hẳn vào mùa hè.
Một số nghiên cứu của Viện Tim mạch học cho thấy ở một số thời điểm theo tháng, theo ngày, theo giờ, tỷ lệ bệnh lý nhồi máu cơ tim xuất hiện cao hơn hẳn những thời điểm khác. Sự xuất hiện lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ này đã gợi ý đến mối liên quan giữa nhịp điệu thời gian và bệnh lý động mạch vành. Mối liên quan này có nhiều cơ sở khoa học chứ không phải là sự xuất hiện tình cờ.
Hoạt động của mọi sinh vật đều có tính chất tuần hoàn theo chu kỳ nhất định. Sự di cư của những đàn chim, sự di chuyển theo mùa sinh sản của cá hồi, những loài hoa chỉ nở vào những giờ nhất định... đều diễn ra theo nhịp điệu thời gian. Con người chúng ta cũng có những nhịp điệu đó. Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, giấc ngủ về đêm, sự thay đổi thân nhiệt của chúng ta trong ngày... cũng diễn ra theo chu kỳ đều đặn. Do sự xuất hiện có tính chu kỳ này mà chúng ta đã thấy có những “ngày xấu”, “giờ xấu”. Vậy chúng ta lo sợ những thời điểm nào trong bệnh lý động mạch vành?

Các nghiên cứu ở Anh và Mỹ đều cho thấy vào mùa đông, tỷ lệ bệnh động mạch vành có xu hướng tăng cao. Tại Anh, hiện tượng này của mùa đông làm tăng 20.000 ca tử vong mỗi năm so với các mùa khác. Tại Mỹ, tỷ lệ bệnh mạch vành vào tháng 12 và tháng 1 cao hơn 53% so với những tháng hè. Sự khác biệt này đã được phân tích qua nhiều yếu tố như:
Nhiệt độ môi trường: Cái lạnh có thể tác động lên tim một cách trực tiếp và gián tiếp qua huyết áp, là nguyên nhân dẫn tới co mạch ngoại biên, tăng lượng máu về tim, tăng huyết áp, tăng lượng noradrenalin trong máu. Nó làm tăng nhu cầu sử dụng ôxy cơ tim. Ở những bệnh nhân có tổn thương sẵn có của động mạch vành. Trời lạnh dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Tia cực tím: Tia cực tím hay ánh nắng mặt trời chỉ có nhiều vào mùa hè và rất ít vào mùa đông. Tia cực tím giúp chúng ta tổng hợp vitamin D. Một số nghiên cứu đã cho thấy bệnh nhân nhồi máu cơ tim có hàm lượng vitamin D trong máu thấp. Do đó, việc có nhiều tia cực tím vào mùa hè sẽ làm giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim.
Hoạt động thể lực: Vào mùa đông, xu hướng hoạt động của chúng ta có vẻ ít hơn. Nhiều người có thói quen không tập luyện trong mùa đông và đây là một thói quen rất xấu. Tập thể dục đều đặn sẽ có tác dụng bảo vệ mạch vành, nhưng tập không thường xuyên lại là yếu tố khởi phát bệnh mạch vành.
Béo phì: Chúng ta thường béo hơn vào mùa đông; một phần do giảm cường độ hoạt động, mặt khác do chế độ ăn. Mối liên quan giữa béo phì và bệnh lý động mạch vành đã được khẳng định.
Sự căng thẳng trong công việc: Vào tháng 12 và tháng 1, mọi người cố gắng hoàn thành công việc của năm và xây dựng kế hoạch làm việc cho cả năm mới. Nhiều người cho biết đây là thời kỳ họ làm việc nhiều và căng thẳng nhất trong năm. Đó cũng là một yếu tố gây khởi phát nhồi máu cơ tim.
Hút thuốc lá: Lượng tiêu thụ thuốc lá tăng vọt vào mùa đông. Hút thuốc lá làm rối loạn chức năng vận mạch, làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, làm tăng tiến triển của xơ vữa động mạch.
Nhiễm khuẩn: Có nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa bệnh mạch vành và các vi khuẩn đặc hiệu. Các vi khuẩn như Helicobacter pylori và Chlamydia pneumonia được tìm thấy trên các mảng xơ vữa. Mà sự phát triển Helicobacter pylori đạt đỉnh cao vào mùa đông.
Lượng cholesterol máu: Lượng cholesterol máu cao hơn vào mùa đông và thấp hơn vào mùa hè. Một số nghiên cứu thấy rằng nhiệt độ thấp sẽ làm tăng cả cholesterol toàn phần và cholesterol xấu - một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành.
Đông máu: Khi nhiệt độ cơ thể thấp, sẽ có sự tăng số lượng tiểu cầu, tăng độ nhớt máu. Mùa đông sẽ làm tăng độ tập trung fibrinogen. Những yếu tố này góp phần dễ hình thành nên những huyết khối trong lòng mạch, nhất là trong lòng động mạch vành bị tổn thương.
Nhịp ngày và bệnh lý động mạch vành
Vào những ngày đầu tuần, nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng cao so với những ngày khác. Theo một nghiên cứu tại Scotland, tỷ lệ nhồi máu cơ tim tăng 33% vào ngày thứ hai ở những người đang làm việc. Chính điều này đã làm hình thành giả thuyết “hội chứng sáng thứ hai”. Sự thay đổi từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hoạt động và sự tăng gánh nặng thể lực cũng như tinh thần vào ngày thứ hai có thể là yếu tố khởi phát bệnh mạch vành.
Nhịp giờ và bệnh mạch vành
Tỷ lệ nhồi máu cơ tim cao nhất vào buổi sáng sớm và thấp nhất vào buổi đêm trước khi ngủ. Thời gian xuất hiện cao nhất là 6-12h sáng. Tỷ lệ nhồi máu cơ tim trong những giờ này cao hơn khoảng 40% nếu so sánh với các giờ khác trong ngày. Khi ta bắt đầu thức dậy và chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng để bắt đầu một ngày mới, hệ thống thần kinh giao cảm sẽ được kích hoạt, dẫn tới co mạch và tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Những bệnh nhân bị tổn thương động mạch vành sẽ không có khả năng cung cấp đủ ôxy cho cơ tim để đáp ứng những thay đổi sinh lý này, làm cho gia tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
Mặt khác, trong thời điểm này, một số nội tiết tố được bài tiết ở mức độ cao như epinephrine và norepinephrine. Chúng làm co mạch vành và thúc đẩy sự hình thành cục máu đông trong lòng mạch.
(Theo SK&ĐS)
Việt Báo (Theo_24h)
Nguồn Trích Dẫn : http://vietbao.vn/Suc-khoe/Benh-mach-vanh-dong-tang-he-giam/55100168/248/

0 Nhận xét

Đăng nhận xét

Nhấp vào hình để phóng lớn.

Đại Tá Võ Đình Diên

SĐT: 0982 929658
Địa Chỉ:
-Trước đây: Tập thể 16, Ngô Quyền,Tràng Tiền, Hà Nội.
-Hiện Nay: 23A Đường 2, Khu phố 3(Làng Báo Chí), Phường Thảo Điền, Quận 2, TP Hồ Chí Minh

Email:vuan58@gmail.com

Lưu Trữ

Gọi: 0982 929 658